3 lý do nên thường xuyên vệ sinh máy lạnh

Hầu hết hiện nay máy lạnh rất thông dụng thường được sử dụng nhiều nhất ở công ty, văn phòng, nhà hàng khách sạn, nhà ở… Máy lạnh, nó đem lại cho con người không khí dễ chịu, mát mẻ nhất là trong những ngày nắng nóng.  Tuy sử dụng thường xuyên nhưng ít ai ý thức được việc vệ sinh – bảo trì máy lạnh một cách có kế hoạch. Vì lãng quên đi việc này mà vô tình làm giảm tuổi thọ của máy lạnh. Bạn có biết bảo trì – vệ sinh máy lạnh rất cần thiết, ngoài việc làm sạch sẽ máy lạnh đem lại không khí mát mẻ cho nhà bạn, công việc này còn báo trước được tình trạng bệnh của máy… và còn nhiều lợi ích khác nữa.

3-ly-do-nen-thuong-xuyen-ve-sinh-may-lanh

Vệ sinh máy lạnh sẽ giảm tiêu tốn điện năng

Cứ mỗi tuần, máy lạnh lại giảm công suất hoạt động 1% vì bị bụi bẩn bám. Thực tế, chỉ cần vệ sinh hoặc thay hẳn lưới lọc bẩn, bám bụi bằng lưới lọc mới, bạn đã có thể giảm tiêu hao năng lượng của máy lạnh lên đến 5-15%. Khi có quá nhiều bụi bẩn bám trên dàn lạnh, máy điều hòa sẽ chậm cung cấp hơi lạnh cho phòng. Máy phải hoạt động nhiều hơn, giảm hiệu suất làm lạnh.

Các chuyên gia của Dienlanh.com cho biết khi hiệu suất làm lạnh giảm, máy lạnh đồng thời làm mát chậm hơn. Những máy lạnh thế hệ mới nhất trên thị trường đều hướng đến mục tiêu tăng hiệu suất làm lạnh, trong khi giảm tiêu tốn điện năng tối đa.

Nếu chưa có điều kiện đổi máy lạnh, điều hòa mới, vệ sinh máy lạnh cũ thường xuyên sẽ giúp bạn tăng hiệu suất làm lạnh của máy lạnh và giảm tiêu hao điện năng phần nào.

Tránh những tác nhân gây bệnh về hô hấp

Máy lạnh được ví như “lá phổi” cho ngôi nhà của bạn. Ngoài tính năng làm mát không gian, máy lạnh thế hệ mới hiện nay được trang bị tính năng lọc không khí, đóng vai trò như một lá phổi thực sự cho gia đình bạn. Người tiêu dùng ngày càng chú ý hơn đến những sản phẩm máy lạnh có tính năng cộng thêm như như lọc bụi bẩn, vi khuẩn và những tác nhân gây dị ứng, cung cấp không khí sạch, mát lành cho gia đình.

Vì vậy, nếu bạn không vệ sinh máy lạnh, lá phổi để điều hòa, dưỡng khí sẽ bị nhiễm bẩn và ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp cả gia đình bạn. Máy lạnh nhiễm bẩn giống như lá phổi bị viêm, trở thành “ổ” vi khuẩn, không khí máy lạnh thổi ra không còn trong lành, dễ gây các bệnh về hô hấp, nhất là cho trẻ nhỏ có hệ hô hấp còn chưa phát triển. Đó là lý do bạn cần vệ sinh lưới lọc, thậm chí xịt rửa dàn nóng và dàn lạnh 3-6 tháng một lần.

Tránh giảm tuổi thọ máy lạnh

Những trường hợp máy lạnh đang hoạt động tự động bị ngắt và hư hỏng thường do máy bị bám bụi. Khi có quá nhiều bụi bám vào dàn nóng, máy lạnh không thể tản nhiệt và trở nên quá tải. Đó là nguyên nhân máy lạnh tự động ngắt. Tình trạng nếu kéo dài có thể dẫn đến sự hỏng hóc phải tốn chi phí sửa chữa máy lạnh không đáng có.

Vì thế, để duy trì độ bền của máy lạnh, bạn cần phải vệ sinh thường xuyên. Bạn có thể chủ động tắt máy để vệ sinh bụi bẩn, chất bám ở lưới lọc. Tuy nhiên, với một số bộ phận bên trong máy lạnh và lượng hơi ga, bạn cần nhờ thợ chuyên bảo trì để kiểm tra được.

Những thông tin trên là một vài điểm lưu ý khi sử dụng máy lạnh. Dienlanh.com hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn bảo quản và tăng tuổi thọ chiếc máy lạnh của mình tránh những hư hỏng không đáng có.

Các thương hiệu máy lạnh nổi tiếng có bán tại Dienlanh.com như: Panasonic , Daikin, LG, Samsung… Hãy đến với trang web mua sắm trực tuyến Dienlanh.com để đặt mua máy lạnh giá rẻ hơn, đảm bảo hàng chính hãng và nhiều ưu đãi hấp dẫn.

>> Những lưu ý khi chọn mua máy lạnh

One thought on “3 lý do nên thường xuyên vệ sinh máy lạnh

  1. vệ sinh máy lạnh says:

    Thời gian vệ sinh máy lạnh hợp lý:

    Đối với các hộ gia đình, nhà ở thì việc vệ sinh máy lạnh khoảng 3 – 4 tháng/lần.

    Đối với công ty, nhà hàng thì vệ sinh máy lạnh khoảng 3 tháng/lần.

    Đối với nhà máy, xí nghiệp môi trường làm việc nhiều bụi bẩn thì việc vệ sinh máy lạnh nên khoảng 1 tháng/lần.

Trả lời vệ sinh máy lạnh Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

3 lý do nên thường xuyên vệ sinh máy lạnh | May lanh

Đã có một lỗi nghiêm trọng trên trang web của bạn.

Tìm hiểu thêm về gỡ lỗi trong WordPress.